Thứ năm, Tháng Một 23, 2025

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CÁC-BON THẤP

Trang chủBiến đổi khí hậuThẩm định kết quả giảm phát thải CO2 của dự án thí...

Thẩm định kết quả giảm phát thải CO2 của dự án thí điểm NAMA cho hệ thống chiếu sáng tại Huế

Theo Thỏa thuận Paris, Việt Nam đã cập nhật Đóng góp do Quốc gia tự quyết định (NDCs) vào năm 2020 với mục tiêu giảm phát thải 9% KNK (83,9 triệu tấn CO2 tương đương) bằng nguồn lực trong nước vào năm 2030 so với kịch bản thông thường năm 2010. Trong các lĩnh vực phát thải KNK, mục tiêu quốc gia về giảm phát thải KNK trong lĩnh vực năng lượng là cao nhất, chiếm 5,5% tổng mục tiêu giảm phát thải quốc gia, tương đương 51,5 triệu tấn CO2 tương đương. Mục tiêu quốc gia về giảm nhẹ phát thải KNK này có thể tăng lên 27% (250,8 triệu tCO2 tương đương) nếu có sự hỗ trợ quốc tế bao gồm hợp tác song phương và đa phương và các cơ chế mới theo Thỏa thuận Khí hậu toàn cầu.

Với sự tài trợ của Quỹ Khí hậu và Năng lượng (CEF) do Bộ Môi trường, Khí hậu và Phát triển Bền vững Luxembourg (MECSD) điều phối, Cơ quan Hợp tác Phát triển Luxembourg (LuxDev) đã hỗ trợ về mặt tài chính và kỹ thuật cho tỉnh TT Huế thực hiện một can thiệp giảm nhẹ BĐKH, cụ thể là Dự án VIE/401 – Thí điểm NAMA – Hệ thống chiếu sáng sử dụng năng lượng hiệu quả ở Tp Huế”.

 

 

Hình ảnh: Trung tâm Bảo vệ tầng ô-dôn và Phát triển kinh tế các-bon thấp (là đơn vị thẩm định báo cáo kết quả phát thải CO2 dự án) họp với Văn phòng hỗ trợ kỹ thật và trình bày kế hoạch hoạt động thẩm định tại tỉnh TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

VIE/401 là dự án thí điểm hành động giảm nhẹ phát thải KNK phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA) nhằm đạt mục tiêu giảm nhẹ phát thải KNK (CO2) thông qua tiết kiệm điện nhờ thay thế các bóng đèn thông thường (huỳnh quang và Sodium) bằng đèn Điốt phát quang (LED) tiết kiệm năng lượng ở các trường công lập và tuyến đường trên địa bàn Tp. Huế. Dự án đặt mục tiêu đạt mức tiết kiệm điện bình quân 1.610MWh/năm, góp phần giảm phát thải bình quân khoảng 1.392 tCO2/năm từ sản xuất điện bằng than, ước tính dự kiến dựa trên hệ số phát thải 0,8649 tCO2/MWh của lưới điện quốc gia (Thông báo số 330/BÐKH-GNPT ngày 29/3/2019, Cục BĐKH, Bộ TNMT) vào thời điểm khởi động dự án. Dự kiến, can thiệp thí điểm này sẽ chứng minh hiệu quả của đèn LED cho các mục tiêu trên, và tạo thuận lợi cho việc nhân rộng các can thiệp giảm nhẹ phát thải KNK tương tự.

 

Hình ảnh: Các chuyên gia khảo sát thực địa hệ thống chiếu sáng tại các tuyến đường dự án

VIE/401 đã hỗ trợ lắp đặt 18.692 đèn LED ống dài cho hệ thống chiếu sáng tại 54 trường học, trong đó có 29 trường tiểu học, 22 trường THCS và 3 trường THPT và 1.564 bộ đèn LED ở 26 tuyến đường trên địa bàn Tp. Huế. Với thời gian sử dụng tối thiểu của đèn LED ống dài và bộ đèn LED được lắp đặt, dự kiến hệ thống đèn LED sẽ tiếp tục góp phần tiết kiệm điện là 16,1 GWh trong khoảng thời gian ít nhất là mười năm, giảm tổng mức phát thải là 13.920 tCO2.

 

Hình ảnh: Khảo sát hiện trường tại một số trường học của dự án

Bên cạnh tập trung vào phần cứng (đèn LED) và phần mềm (nâng cao nhận thức về năng lượng đối với hiện tượng ấm lên toàn cầu và biến đổi khí hậu), mục tiêu chính thứ ba của dự án liên quan đến đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV): đo kết quả của các can thiệp theo hướng dẫn của UNFCCC, về tiết kiệm điện và giảm phát thải KNK. Với năng lực và kinh nghiệm của mình, Trung tâm Bảo vệ tầng ô-dôn và Phát triển kinh tế các-bon thấp được dự án chọn lựa với hoạt động tư vấn thẩm định kế quả giảm phát thải CO2 của dự án này. Kết quả thẩm định dự án dự kiến sẽ đóng góp chính thức vào mục tiêu giảm nhẹ KNK quốc gia của Việt Nam và được đưa vào Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) được cập nhật hai năm một lần của Việt Nam trình UNFCCC.

Hình ảnh: TS Hà Quang Anh, Giám đốc Trung tâm báo cáo hoạt động thẩm định sơ bộ khi khảo sát tại hiện trường và dựa trên các tài liệu, cơ sở dữ liệu, tính toán đã thu thập

Bài viết liên quan

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài viết mới nhất