Kiểm kê khí nhà kính là gì?
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định 06/2022/NĐ-CP kiểm kê khí nhà kính là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Tại sao phải kiểm kê khí nhà kính?
1. Căn cứ pháp lý:
– Luật Bảo vệ môi trường 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
– Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về việc Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn;
– Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 18 tháng 01 năm 2022 ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
2. Lợi ích khi thực hiện kiểm kê khí nhà kính:
Việc kiểm kê khí nhà kính nhằm xác định rõ các nguồn phát thải, mức phát thải hàng năm của mỗi nguồn phát thải để có biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, pháp luật hiện hành và các quy định của điều ước quốc tế có liên quan với mục tiêu phát triển kinh tế các-bon thấp và tăng trưởng xanh gắn với phát triển bền vững của quốc gia
Ngoài ra việc kiểm kê khí nhà kính còn giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực về kiểm kê và giám sát phát thải khí nhà kính cho cán bộ của công ty, qua đó tư vấn cho lãnh đạo công ty lên kế hoạch phát triển bền vững và dài hạn trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và xã hội, góp phần nâng cao giá trị hình ảnh và vị thế của công ty trên thị trường.
3. Đối tượng thực hiện kiểm kê khí nhà kính
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 06/2022/NĐ-CP và Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;
b) Công ty kinh doanh vận tải hàng hoá có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
c) Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
d) Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.
- Các cơ sở, doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội, tự nguyện đánh giá thực hiện kiểm kê khí nhà kính
4. Yêu cầu về thực hiện kiểm kê khí nhà kính
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 06/2022/NĐ-CP, yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính gồm:
a) Phương pháp kiểm kê khí nhà kính được áp dụng theo các hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu;
b) Số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính phải đảm bảo tính liên tục, độ chính xác và tin cậy, có thể kiểm tra, so sánh và đánh giá;
c) Báo cáo kiểm kê khí nhà kính phải thể hiện đầy đủ thông tin về phương pháp kiểm kê, số liệu hoạt động, hệ số phát thải áp dụng và kết quả kiểm kê khí nhà kính;
d) Thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính tuân thủ trình tự thẩm định do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, đảm bảo tính nhất quán và độ tin cậy;
đ) Thông tin về kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu và các lĩnh vực liên quan.
Dịch vụ kiểm kê khí nhà kính – Tư vấn thẩm định Báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính
Để hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo quy định pháp luật TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CÁC-BON THẤP (tiền thân là Trung tâm Bảo vệ tầng ô-dôn và Phát triển các-bon thấp) cung cấp gói dịch vụ tư vấn Kiểm kê khí nhà kính – Hướng dẫn định lượng và báo cáo phát thải khí nhà kính theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP Quy định Giảm nhẹ phát thải Khí nhà kính và Bảo vệ tầng Ô-dôn.
Các nội dung thực tế bao gồm:
1. Khảo sát doanh nghiệp – Xác định mục tiêu và phạm vi kiểm kê
2. Xác định các hoạt động phát thải; thu thập thông tin, tài liệu, hồ sơ phục vụ hoạt động định lượng kiểm kê.
3. Định lượng phát thải
4. Kiểm kê khí nhà kính theo năm cơ sở
5. Báo cáo kiểm kê khí nhà kính
CCOZONE với gần 20 năm kinh nghiệm và với đội ngũ nhân sự trình độ chuyên môn cao, được cấp chứng chỉ, chứng nhận của quốc tế như UNFCCC…về kiểm kê khí nhà kính; các chuyên gia sẽ đánh giá, tổng hợp, nghiên cứu, phân tích chuyên sâu các hoạt động, mô hình phát thải khí nhà kính tại doanh nghiệp để xác định các nguồn phát thải, định lượng các nguồn phát thải khí nhà kính, nhận dạng các cơ hội giảm phát thải khí nhà kính và đưa ra các đề xuất để quản lý phát thải khí nhà kính hiệu quả, phù hợp.
Danh sách cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành: 01_2022_QD-TTg_501161
Hình ảnh: Kết quả kết quả kiểm kê khí nhà kính của một đơn vị