Tọa đàm thảo luận “Thách thức và cơ hội của các tổ chức, doanh nghiệp trong thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0”
Trao đổi về cơ hội và thách thức trong kinh doanh tín chỉ các bon rừng tại Tọa đàm, GS.TS Phạm Văn Điển – Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp cho biết: Thứ nhất, về cơ hội, hiện nay có 60 tỉnh có rừng, tùy thuộc và tiềm năng của từng vùng sẽ có lượng hàng có để đem ra thị trường cung cấp tín chỉ các bon rừng.
Thị trường có nhu cầu rất lớn, xuất phát từ toàn thế giới quan tâm, thực hiện cam kết mạnh mẽ, thương mại hóa trao đổi mua bán tín chỉ các bon rừng là xu thế tất yếu. Các quy định trên thế giới cũng như ở Việt Nam từng bước được định hình.
GS.TS.NGƯT Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp chia sẻ
Theo đó, việc ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng thế giới (WB) về tín chỉ các bon rừng vùng Bắc Trung bộ.
Từ đó đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ. Sau khi Nghị định được ban hành sẽ thực hiện giải ngân và chia sẻ lợi ích cho cá nhân và chủ rừng có những ”bể” hấp thụ CO2.
Thứ hai, về thách thức, hiện nay những thể chế, quy định pháp lý tại Việt Nam còn hơi chậm cho thực tiễn, từ quy định cho đến trong quá trình mua bán cũng có những thách thức. Trên thế giới, vấn đề pháp lý và thị trường đang trong giai đoạn đầu tiên, đại đa số các nước đang ở mức sơ khai, thí điểm.
Hiện nay rừng tại Việt Nam, hộ gia đình quản lý khoảng 40 %, Nhà nước quản lý 60%, có thể thấy sự phân tán nhỏ lẻ, việc thực hiện quy hoạch điểm bán cũng là một thách thức.
Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Văn Minh, Trưởng phòng, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT cho biết, trách nhiệm của sản giao dịch tín chỉ carbon thuộc về ai. Theo đó gồm 2 đối tượng là: Sàn giao dịch tín chỉ carbon có 2 mặt hàng từ cơ chế các doanh nghiệp thực hiện dự án giảm carbon do doanh nghiệp tư nhân đảm trách. Mặt hàng thứ 2 là hạn ngạch khí nhà kính, được nhà nước phân bổ cho các danh nghiệp phát thải đến ngưỡng nhất định, nếu quá có thể mua thêm hạn ngạch do nhà nước ban hành.
Tín chỉ carbon khi trao đổi giữa người mua và bán phải báo cáo cơ quan nhà nước để tính toán lượng giảm phát thải carbon quốc gia.
Trả lời câu hỏi về những thành quả mà Unilever Việt Nam đã đạt được trong thời gian vừa qua, bà Lê Thị Hồng Nhi, giám đốc truyền thông và đối ngoại Unilever Việt Nam cho biết rất ngạc nhiên và vui mừng khi biết những nỗ lực về bảo vệ môi trường của Unilever trong thời gian qua đã được nhìn nhận.
Bà Lê Thị Hồng Nhi, Giám đốc Truyền thông và Đối ngoại Unilever Việt Nam chia sẻ về mô hình kinh tế tuần hoàn áp dụng tại đơn vị
“Unilever triển khai chương trình hợp tác công tư nhằm thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam. Đây là chương trình hợp tác mà doanh nghiệp đã phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng hai đối tác Dow Việt Nam và SCG Việt Nam khởi xướng và thúc đẩy trong 3 năm qua nhằm chia sẻ kiến thức, chuyển giao công nghệ, nâng cao nhận thức cộng đồng và thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo để giải quyết vấn đề rác thải nhựa tại Việt Nam, đặc biệt là rác thải nhựa giá trị thấp và khó tái chế”, bà Nhi cho biết.
Theo bà Nhi, Unilever là một thành viên sáng lập của nhóm Hợp tác công – tư tại Việt Nam, Unilever đã chủ động thúc đẩy mô hình Kinh tế tuần hoàn thông qua đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống phân loại rác tại nguồn và thu gom, xử lý rác thải nhựa nhiều hơn lượng bao bì bán ra ngoài thị trường. Đồng thời, doanh nghiệp còn nỗ lực không ngừng nghỉ để giảm một nửa lượng nhựa nguyên sinh và tăng cường nhựa tái chế trong bao bì sản phẩm; cũng như đảm bảo tất cả bao bì đều có khả năng tái chế.
Đến nay, Unilever Việt Nam đã đóng góp vào thành quả của nhóm Hợp tác công – tư hơn 17.000 tấn rác thải nhựa đã được thu gom, xử lý và tái chế, đạt 77% bao bì có khả năng tái chế, cũng như giảm 55% nhựa nguyên sinh trong sản xuất bao bì nhờ vào cắt giảm trực tiếp và sử dụng nhựa tái sinh.
Về công tác truyền thông, Unilever tập trung chính vào môi trường giáo dục và đưa những sáng kiến về tận dụng rác thải nhựa sản xuất như thế nào để thành vật tái chế,…cuối cùng là thúc đẩy các chính sách để mở rộng với nhà sản xuất, phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện dự án này.
Chia sẻ tại tọa đàm bà Bùi Việt Hiền – Quản lý Biến đổi khí hậu Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) cho biết: Cách đây vài năm, khái niệm tài chính xanh còn khá mới mẻ với nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, với bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu, là một trong những quốc gia có mức độ ô nhiễm hàng đầu hiện nay, Việt Nam ngày càng quan tâm đến vấn đề này. Đây được xem là giải pháp quan trọng, góp phần vào quá trình phát triển bền vững của nền kinh tế.
Bà Bùi Việt Hiền, Đại diện Chương trình Phát triển LHQ UNDP
Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), tài chính xanh là tăng cường mức độ dòng chảy tài chính (ngân hàng, tín dụng vi mô, bảo hiểm và đầu tư) từ khu vực nhà nước, tư nhân và phi lợi nhuận sang các ưu tiên phát triển bền vững. Ngoài ra, tài chính xanh còn được định nghĩa là những hỗ trợ về tài chính hướng đến tăng trưởng xanh thông qua việc cắt giảm khí phát thải nhà kính và ô nhiễm môi trường một cách có ý nghĩa (theo Chowdhury và cộng sự, 2013). Nhìn chung, tài chính xanh liên quan đến việc thu hút các thị trường vốn truyền thống trong việc tạo ra, phân phối các sản phẩm và dịch vụ tài chính mang lại cả lợi nhuận có thể đầu tư và các kết quả tích cực về môi trường.
Nói về giải pháp giảm phát thải các – bon, ông Nguyễn Thành Chung – Quản lý Dự án Đối tác ba bên Chương trình khí hậu và năng lượng WWF-Việt Nam cho biết, ở COP27 tại Ai Cập, các tổ chức quốc tế đã cam kết hỗ trợ 15,5 tỷ đô cho Việt Nam trong vòng 3-5 năm cho việc thực hiện chuyển đổi xanh và các cam kết về biến đổi khí hậu.
Hình ảnh: Các đại biểu tập trung lắng nghe các trao đổi của các diễn giả tại Diễn đàn
Về WWF, đã thực hiện Chương trình Thành phố xanh quốc tế, hơn 600 thành phố trên thế giới đã tham gia, Việt Nam có 8 thành phố thực hiện, chương trình nhằm nâng cao nhận thức của cộng động và các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu.
Hay tại, Chương trình giờ trái đất cũng nâng cao nhận thức tất cả mọi người về rủi ro về khí hậu. Hiện nay, WWF Việt Nam có nhiều chương trình hỗ trợ đối với nhiều doanh nghiệp về giảm các – bon thấp.
Phát thải ròng bằng 0 mục tiêu không thể trì hoãn. Các nhà khoa học đã chứng minh, chúng ta cần phải đưa thế giới về trạng thái này càng sớm càng tốt, chậm nhất là năm 2050 để hạn chế những tác động tiêu cực nhất của biến đổi khí hậu. Để giải quyết những thách thức này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành khung hành lang pháp lý nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp và đưa ra những chiến lược, mục tiêu trong tương lai, cụ thể: như ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôdôn; quyết định số 01/QĐ-TTG về các danh mục, lĩnh vực, các cơ sở phát thải phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; quyết định số 896 về phê duyệt Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050… Đây chính là những cơ sở cơ bản nhất để các bộ, ban, ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội chung thực hiện và hành động để đạt mục tiêu Netzero.
Dịch vụ kiểm kê khí nhà kính – Tư vấn thẩm định Báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính
Để hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo quy định pháp luật TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CÁC-BON THẤP (tiền thân là Trung tâm Bảo vệ tầng ô-dôn và Phát triển các-bon thấp) cung cấp gói dịch vụ tư vấn Kiểm kê khí nhà kính – Hướng dẫn định lượng và báo cáo phát thải khí nhà kính theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP Quy định Giảm nhẹ phát thải Khí nhà kính và Bảo vệ tầng Ô-dôn.
Các nội dung thực tế bao gồm:
1. Khảo sát doanh nghiệp – Xác định mục tiêu và phạm vi kiểm kê
2. Xác định các hoạt động phát thải; thu thập thông tin, tài liệu, hồ sơ phục vụ hoạt động định lượng kiểm kê.
3. Định lượng phát thải
4. Kiểm kê khí nhà kính theo năm cơ sở
5. Báo cáo kiểm kê khí nhà kính
CCOZONE với gần 20 năm kinh nghiệm và với đội ngũ nhân sự trình độ chuyên môn cao, được cấp chứng chỉ, chứng nhận của quốc tế như UNFCCC…về kiểm kê khí nhà kính; các chuyên gia sẽ đánh giá, tổng hợp, nghiên cứu, phân tích chuyên sâu các hoạt động, mô hình phát thải khí nhà kính tại doanh nghiệp để xác định các nguồn phát thải, định lượng các nguồn phát thải khí nhà kính, nhận dạng các cơ hội giảm phát thải khí nhà kính và đưa ra các đề xuất để quản lý phát thải khí nhà kính hiệu quả, phù hợp.
Danh sách cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành: 01_2022_QD-TTg_501161