CỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐANG NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP BỘ “NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN KIỂM KÊ HẤP THỤ CO2 CỦA CỎ BIỂN VEN BỜ PHỤC VỤ VIỆC KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH QUỐC GIA”. ĐÂY SẼ LÀ MỘT PHẠM VI MỚI NHẰM ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ VỀ KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 NÓI CHUNG VÀ KHÍ NHÀ KÍNH NÓI RIÊNG, GÓP PHẦN THỰC HIỆN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH VÀ CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Nature Geoscience, cỏ biển (những loài thực vật có hoa mọc trong môi trường nước mặn) đóng vai trò lớn trong việc điều tiết các môi trường đại dương, có khả năng hấp thụ khí CO2 nhiều gấp hai lần so với những khu rừng trên đất liền.
Cho đến thời điểm hiện tại, Indonesia là một trong số các quốc gia dẫn đầu trong việc áp dụng tính kết quả tính toán hàm lượng lượng CO2 được hấp thụ bởi cỏ biển vào kiểm kê các-bon. Indonesia đã hoàn thành bước đầu trong việc áp dụng phương pháp kiểm kê các-bon bậc 3 cho cỏ biển thông qua việc xây dựng hệ số phát thải riêng quốc gia vào năm 2021.
“Tại Việt Nam với hệ sinh thái cỏ biển đa dạng, diện tích rộng trải dài ở nhiều khu vực và vùng miền, việc nghiên cứu về phân bố và thành phần các loại cỏ biển vùng ven bờ sẽ mang lại nhiều hiệu quả và rất cấp thiết nhằm cung cấp và đưa ra các phương pháp tính toán lượng hấp thụ CO2 của hệ sinh thái cỏ biến góp phần phục vụ kiểm kê khí nhà kính quốc gia”. Quá trình nghiên cứu tính toán kiểm kê khả năng hấp thụ của cỏ biển ven bờ sẽ đóng góp cho nỗ lực giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị các bên liên quan về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26).
TS. Hà Quang Anh – Giám đốc Trung tâm Bảo vệ tầng ô-dôn và Phát triển kinh tế các-bon thấp trình bày, thuyết minh về đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ liên quan tới cỏ biển