Thứ năm, Tháng Một 23, 2025

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CÁC-BON THẤP

Trang chủBiến đổi khí hậuTriển vọng về sáng kiến hành động khí hậu minh bạch (ICAT)...

Triển vọng về sáng kiến hành động khí hậu minh bạch (ICAT) tại Việt Nam

Ngày 19/8/2022 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Sáng kiến hành động khí hậu minh bạch (ICAT) tại Việt Nam” do Trung tâm Bảo vệ tầng ô-dôn và Phát triển kinh tế các-bon thấp, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Trung tâm Khí hậu Copenhagen – Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP CCC), Viện nghiên cứu và bảo vệ môi trường (ISPRA) và Văn phòng Dịch vụ Dự án Liên hợp quốc (UNOPS) thực hiện dự án có tên trên, nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng hệ thống MRV quốc gia để thực hiện khung minh bạch tăng cường (ETF) của thỏa thuận Paris; phạm vi tập trung vào giám sát quá trình thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) đối với lĩnh vực nông nghiệp và năng lượng.

Ghi nhận kết quả bước đầu của dự án

Dự án được thực hiện từ tháng 11/2019 đến nay và đã kết thúc. Ông Nguyễn Tuấn Quang – Phó Cục trưởng Cục Biến đổi Khí hậu chủ trì Hội thảo. Dự hội thảo có Ông Hà Quang Anh – Giám đốc Trung tâm Bảo vệ Tầng ô dôn và Phát triển Kinh tế các bon thấp (TTBVTOD&PTKTCBT); Dr. Henning Wuester Giám đốc Dự án ICAT; Bà Karen Olsen và Ông Jorge Ortigosa- Đại diện Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP CCC) cùng các đơn vị thực hiện sáng kiến như TTBVTOD&PTKTCBT; Viện Môi trường Nông nghiệp (Bộ NN&PTNT); Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công thương), đại diện các tổ chức  quốc tế, Sở TNMT, Sở NN&PTNT, Sở GTVT, Sở Công thương các tỉnh/thành phố…tham dự và báo cáo kết quả sáng kiến.

anh-1.jpg
Ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Quang – Phó Cục trưởng Cục BĐKH cho biết: Ngay sau khi ký Thoả thuận Paris BĐKH ngày 22/4/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực hiện Thoả thuận Paris tại Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016. Theo đó 05 nhóm nhiệm vụ quan trọng cần tổ chức thực hiện để thực hiện Thoả thuận Paris bao gồm: (1) giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; (2) Thích ứng với BĐKH; (3) Chuẩn bị và huy động nguồn lực; (4) Thiết lập hệ thống công khai minh bạch (MRV); (5) Xây dựng và hoàn thiện chính sách, thể chế. Việc thiết lập hệ thống MRV ở cấp ngành/lĩnh vực đang được nghiên cứu, xây dựng bởi các Bộ, ngành chủ quản. Thực tế cho thấy, việc xây dựng và vận hành đồng bộ hệ thống này gặp một số khó khăn do tính đặc thù của mỗi ngành/lĩnh vực, do chưa có sự thống nhất về phương pháp, công cụ, mô hình áp dụng,… Sự kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành có thể được cải thiện nếu có sự thống nhất giữa các hệ thống. Tổ chức Hợp tác quốc tế CHLB Đức (GIZ) đã hỗ trợ phát triển tiêu chí để giám sát thực hiện 68 nhiệm vụ của Kế hoạch thực hiện Thoả thuận Paris thông qua Dự án Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thoả thuận Paris (VN – SIPA) song Việt Nam vẫn còn thiếu sự hỗ trợ trong việc theo dõi tiến trình thực hiện NDC theo quy định của Khung tăng cường minh bạch (ETF). Xuất phát từ thực tế này, ICAT tại Việt Nam hướng tới mục tiêu bước đầu hỗ trợ cho Việt Nam xây dựng hệ thống MRV quốc gia theo Khung tăng cường minh bạch (ETF) của Thoả thuận Paris trong đó thí điểm nghiên cứu và tập trung vào lĩnh vực năng lượng và nông nghiệp thông qua chương trình tập huấn nâng cao năng lực về hệ thống MRV minh bạch, về phương pháp và công cụ để theo dõi quá trình thực hiện NDC hướng tới đáp ứng việc trao đổi những kết quả giảm nhẹ trên thị trường quốc tế.

Theo ông Nguyễn Tuấn Quang, dự án đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra và mong muốn chia sẻ những kết quả thí điểm quan trọng giúp các nhà quản lý, chuyên gia chuyên ngành có những ý kiến đóng góp, đánh giá về tiềm năng và triển vọng của việc ứng dụng phương pháp ICAT tại Việt Nam trong việc đánh giá những nỗ lực của các ngành/lĩnh vực trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, ứng phó với BĐKH.

img_9212.jpgQuang cảnh Hội thảo

Đại diện quốc tế, TS. Karen Olsen- ICAT đã giới thiệu tổng quan về dự án Sáng kiến hành động khí hậu minh bạch và đưa ra những định hướng và kỳ vọng giai đoạn 2022-2025 là Tăng cường hợp tác; Hợp tác với mạng lưới khu vực về tính minh bạch trong hành động khí hậu trongTriển khai thêm các công cụ và phương pháp ICATTăng cường trao đổi thông tin. Theo đó, dự án kỳ vọng tích hợp báo cáo và đánh giá theo Điều 6 và 13 của Thỏa thuận Paris sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ghi nhận những sáng kiến

Bà Trần Thu Huyền và Ông Lý Việt Hùng, TTBVTOD&PTKTCBT đã chia sẻ về chuyên đề “Đánh giá như cầu và khoảng trống trong hệ thống MRV trong lĩnh vực năng lượng và nông nghiệp” và đưa ra đề xuất để đạt được các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính cần có cơ chế giám sát, báo cáo, và kiểm tra (MRV); đồng thời cần có một khung tính toán phổ quát và có tính đối chiếu cho các loại khí nhà kính, và một mẫu báo cáo chuẩn. Môi trường thể chế cho phát triển các-bon thấp ở Việt Nam hiện nay có đặc trưng: Thiếu phối hợp giữa các Bộ, các cấp chính quyền; giám sát và thực thi các tiêu chuẩn môi trường còn yếu, đặc biệt là ở cấp địa phương; và còn yếu về năng lực thể chế và hành chính. Những đặc trưng này góp phần hạn chế hiệu quả của các chính sách và quy định về các-bon thấp của chính phủ.

Để tăng cường quản lý nhà nước về chủ động ứng phó với BĐKH, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới luật và các văn bản dưới luật trên lĩnh vực BĐKH, nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm chủ động ứng phó cho công tác này. Thực hiện các điều ước quốc tế về BĐKH mà Việt Nam là thành viên, trước hết là Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH, cần triệt để tận dụng cơ hội toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế để huy động nguồn lực, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước về ứng phó với BĐKH.

ThS Lý Việt Hùng, Trung tâm Bảo vệ tầng ô-dôn và Phát triển kinh tế các-bon thấp, Cục Biến đổi khí hậu đại diện nhóm thực hiện chia sẻ chuyên đề Đánh giá nhu cầu và khoảng trống trong hệ thống MRV lĩnh vực năng lượng và nông nghiệp

ThS. Đào Thị Thu Hằng – Viện Môi trường Nông nghiệp đã chia sẻ về áp dụng phương pháp ICAT để đánh giá tác động của hệ thống thâm canh lúa khô ướt xen kẽ. Theo đó, Viện Môi trường Nông nghiệp đưa ra các phương án giảm thiểu trong ngành Nông nghiệp ở Việt Nam như: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Các phương án giảm thiểu trong ngành Nông nghiệp, đó là: Nâng cao hiệu quả của hệ thống bơm tưới tiêu nhằm tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải KNK; Cải thiện hệ thống tưới để ngăn ngừa thất thoát nước và quản lý hiệu quả và ổn định hệ thống tưới tiêu và khám phá các hệ thống vận hành nước tự chủ để giảm thất thoát và tiết kiệm nước tưới; Áp dụng công nghệ, thiết bị mới trong xây dựng hệ thống tưới, tiêu tiết kiệm năng lượng; Tiết kiệm điện năng tiêu thụ từ các hoạt động sản xuất và chế biến thủ công mỹ nghệ; Phát triển và ứng dụng các thiết bị phù hợp để sử dụng hiệu quả năng lượng, nhiên liệu sinh học, năng lượng mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác; Lựa chọn và phát triển các vật liệu, kỹ thuật và thiết bị mới để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm đầu vào và giảm phát thải ở các làng nghề thủ công và các hoạt động chế biến nông, lâm, thủy sản; Chuyển giao công nghệ xử lý, tái sử dụng rác thải hữu cơ nông thôn, rác thải sản xuất làng nghề thủ công, nhà máy chế biến thực phẩm, gỗ (mùn cưa, phụ phẩm), chế biến thủy sản, nhà máy xay xát, nhà máy chế biến đường, cà phê; Phát triển và áp dụng công nghệ sạch để tiết kiệm đầu vào và giảm phát thải từ các làng nghề thủ công và các hoạt động chế biến thực phẩm, thủy sản và rừng.

Một số tiềm năng giảm phát thải qua việc áp dụng kỹ thuật canh tác tưới ướt khô xen kẽ

Cũng theo Viện Môi trường Nông nghiệp, sản xuất lúa gạo ở Việt Nam góp phần phát thải KNK cao trong tổng phát thải KNK của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, với diện tích canh tác rất lớn, canh tác lúa ở Việt Nam cũng có thể được áp dụng nhiều phương án giảm thiểu, tiềm năng cao để thực hiện các hoạt động NAMA có thể kêu gọi tất cả các bên tham gia, đặc biệt là đầu tư quốc tế. Tiềm năng cao cho việc thực hiện NAMA là áp dụng phương pháp tưới khô và ướt xen kẽ (AWD), thoát nước giữa vụ, than sinh học, hoặc chuyển đất trồng lúa sang trồng trọt ở vùng cao hoặc nuôi trồng thủy sản ở vùng dễ bị lũ lụt để giảm phần lớn phát thải khí mê-tan từ lúa. Các phương án giảm nhẹ tiềm năng cao này mở ra một hướng phát triển các dự án NAMA để giúp chúng tôi đáp ứng kế hoạch giảm thiểu KNK và tiếp cận thị trường các-bon.

Bằng cách đánh giá chính sách và tác động của nó sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách và những người ra quyết định khác phát triển các chiến lược hiệu quả và mang tính chuyển đổi để đạt được các mục tiêu giảm nhẹ KNK và bền vững thông qua hiểu biết tốt hơn về tác động của các chính sách và hành động. Như vậy, áp dụng SRI có thể tạo điều kiện tốt nhất cho cây lúa phát triển khỏe mạnh. SRI tiết kiệm khoảng 20% lượng nước tưới, tăng năng suất 10 – 20% so với canh tác thông thường, giảm hạt giống và hóa chất, giảm tác hại môi trường do sử dụng ít hóa chất.

Ở lĩnh vực năng lượng tái tạo, ông Hoàng Văn Tâm- Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển Bền vững, Bộ Công thương đã đánh giá những đánh góp của lĩnh vực năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) cho mục tiêu NDCs Việt Nam bằng mô hình GACMO cho thấy áp dụng các hướng dẫn của ICAT có thể cung cấp phương pháp luận để đánh giá tác động của chính sách phát triển NLTT trên nhiều khía cạnh cả về kinh tế tài chính và chỉ ra các rào cản cũng như tiềm năng đóng góp của NLTT đối với mục tiêu phát triển bền vững. Các đánh giá về mặt chính sách có thể giúp các nhà hoạch định về các thông tin hữu ích về các tác động của chính sách và hành động trong quá trình xây dựng chiến lược dài hạn về giảm phát thải khí nhà kính và mục tiêu phát triển bền vững.

ThS Hoàng Văn Tâm, Phó Chánh văn phòng Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công thương chia sẻ chuyên đề Đánh giá đóng góp năng lượng tái tạo cho mục tiêu NDCs Việt Nam bằng mô hình GACMO

Triển vọng về sáng kiến hành động khí hậu minh bạch (ICAT) tại Việt Nam

Bảng minh họa

Một sáng kiến tiếp theo đã được trình bày tại hội thảo đó là “Nghiên cứu đường cơ sở động cho chính sách năng lượng mặt trời ở Việt Nam và trao đổi quốc tế các kết quả giảm nhẹ (ITMO) phát thải khí nhà kính do ThS. Tăng Quỳnh Anh TTBVTOD&PTKTCBT. Theo đó, khái niệm về đường cơ sở động dựa trên việc áp dụng cách tiếp cận kết hợp hệ số tham vọng và kịch bản phát thải đường cơ sở (BAU) cho phép duy trì lượng phát thải tích lũy của các dự án giảm thiểu liên quan đến phát triển đường cơ sở cụ thể loại hoạt động trong khi đưa thiết lập đường cơ sở vào phù hợp với mục tiêu dài hạn của chương trình giảm nhẹ. Kết quả cho thấy, trong khi hệ số tham vọng của mục tiêu bằng không ròng của Việt Nam sẽ dần dần giảm xuống 0 vào năm 2050, hệ số tham vọng của phát triển điện mặt trời không nhất thiết phải bằng 0 vì phát triển điện mặt trời chỉ là một trong những biện pháp giảm thiểu tiềm năng cho ngành năng lượngViệc tính toán các hệ số tham vọng với khoảng thời gian 02 năm sẽ phù hợp với chu kỳ kiểm kê KNK quốc gia và sẽ khả thi để MRV thực hiện các biện pháp giảm thiểu cũng như theo dõi và đánh giá các hệ số tham vọngViệc tính toán các hệ số tham vọng và đường cơ sở động cũng sẽ tạo ra tiềm năng tạo ra các tín chỉ các-bon theo Điều 6, vốn sẽ thu hút tài chính các-bon để thực hiện các mục tiêu giảm thiểu ở Việt Nam.

 

 

 

 

Nghiên cứu đã xác định được đường cơ sở động của Việt Nam

Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng thảo luận, góp ý về sự phù hợp của phương pháp ICAT trong việc xây dựng hệ thống MRV quốc gia, xác định hoạt động/chính sách ưu tiên; triển vọng từ hoạt động trao đổi kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc tế; nhu cầu để đáp ứng yêu cầu minh bạch theo Khung ETF quy định tại Thỏa thuận Paris.

TS. Hà Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ tầng ô-dôn và Phát triển kinh tế các-bon thấp, Cục Biến đổi khí hậu điều hành phiên thảo luận

Kết thúc Hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Quang đã tóm lược lại 5 sáng kiến đã được trình bày và cho rằng, qua những sáng kiến này chúng ta đã nhận ra một số khoảng trống và nhu cầu trong việc xây dựng hệ thống MRV. Hội thảo này chúng ta được tiếp cận và giới thiệu một khái niệm khá mới nhưĐường cơ sở động và phương pháp tính toán đường cơ sở động theo kịch bản kỳ vọng của NDC. Nghiên cứu tính toán về đường cơ sở động và tiềm năng trao đổi kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc tế thí điểm đối với lĩnh vực năng lượng pin mặt trời. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, để đạt mục tiêu cân bằng phát thải (Net Zero) vào năm 2050 như đã cam kết tại COP26, Việt Nam cần phải có sự nỗ lực và kết hợp của nhiều ngành/lĩnh vực. Kết quả của Dự án Sáng kiến hành động khí hậu minh bạch tại Việt Nam đã cho thấy phương pháp ICAT có triển vọng phù hợp cho việc đánh giá các chính sách/hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của Việt Nam phù hợp với yêu cầu của Khung minh bạch tăng cường (ETF) của Thoả thuận Paris.

Triển vọng về sáng kiến hành động khí hậu minh bạch (ICAT) tại Việt Nam

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng các báo cáo viên sáng kiến tại Hội thảo

Bài viết liên quan

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài viết mới nhất