Thứ năm, Tháng Một 23, 2025

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CÁC-BON THẤP

Trang chủBiến đổi khí hậuCần những khoản đầu tư lớn để hướng tới mục tiêu phát...

Cần những khoản đầu tư lớn để hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0”

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã phát biểu tại hội nghị “Khởi động xây dựng kế hoạch thực hiện kinh tế tuần hoàn”, ngày 28/6, trong đó nhấn mạnh những cơ hội khai phá những tiềm năng về nền kinh tế tuần hoàn để hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0”…

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam
Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam

Bà Caitlin Wiesen nhắc lại việc tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu bật tầm quan trọng của “chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng kinh tế xanh, tuần hoàn, bền vững, bao trùm và nhân văn.

“Cam kết về phát thải ròng bằng “0” đưa ra tại COP26 ở Glasgow, cũng như bản dự thảo Chiến lược quốc gia về thích ứng với Biến đổi khí hậu và cũng như là những chương trình để hướng tới Mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0” thì chính là những phương tiện và đường hướng chúng ta cùng thực hiện kinh tế tuần hoàn trong giai đoạn tới, trước hết là giai đoạn 2022-2025”, bà Caitlin Wiesen nhấn mạnh.

KHỦNG HOẢNG “CHẬP 3”

Theo bà Caitlin Wiesen, một khủng hoảng không phải khủng hoảng kép mà là khủng hoảng chập 3 của hành tinh chúng ta. Ngày nay chúng ta đang phải đối mặt với: tình trạng khẩn cấp về khí hậu, ô nhiễm môi trường và tổn thất về đa dạng sinh học. Tất cả đều có một căn nguyên chung đó là chúng ta quá ỷ lại vào nguyên liệu hoá thạch, chúng ta thường có những tầm nhìn thiển cận liên quan đến vấn đề đầu tư, và thiếu trí tưởng tượng.

“Sự phục hồi kinh tế từ Covid-19 mang lại cơ hội lịch sử để chuyển hướng sang một mô hình phát triển bền vững và bao trùm hơn. Phục hồi xanh từ Covid-19 có thể giảm phát thải khí nhà kính tới 25% ở kịch bản thông thường của doanh nghiệp vào năm 2030, tăng khả năng giữ mức nhiệt độ ở mức 1.8 độ C, đáp ứng với Thỏa thuận khí hậu Paris”, bà Caitlin Wiesen nói.

Bà Caitlin Wiesen trích dẫn lời của Ông Joseph E. Stiglitz, Giáo sư Đại học Columbia và người nhận Giải thưởng Nobel về Khoa học Kinh tế (2001), việc phục hồi kinh tế hậu Covid 19, những chương trình và hoạt động tài chính ở Việt Nam cũng như các quốc gia khác cần có mục đích 3 trong 1. Tức là có phục hồi kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng xanh và bền vững, xử lý vấn đề bất bình đẳng về bao trùm.

“Trong thời gian tới, cần những khoản đầu tư lớn để thực hiện những mục tiêu về phát thải ròng bằng “0” theo Dự thảo chiến lược tăng trưởng bền vững của Việt Nam. Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp công nghệ, cung cấp vốn, con người và vốn tài chính”.

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam.

Theo nghiên mới nhất của UNDP cho thấy GDP tạo ra từ kinh tế biển sẽ cao hơn 34% so với kịch bản thông thường của hoạt động kinh doanh vào năm 2030 (tương ứng với mức chênh lệch 23,5 tỷ USD) nếu quốc gia áp dụng “kịch bản xanh và bền vững”.

Bà Caitlin Wiesen cho rằngvới 70% dân số sống ở các vùng ven biển và vùng đồng bằng trũng thấp, việc di dời đến các thành phố và trong các thành phố có thể sẽ nhanh chóng được đẩy nhanh.

TP Đà Nẵng là thành phố đầu tiên xây dựng và thực hiện lộ trình cấp thành phố về Kinh tế Tuần hoàn, cũng đồng thời phê duyệt kết quả nghiên cứu về vấn đề kinh tế tuần hoàn ở TP Đà nẵng.

Tuy nhiên, đối với các tỉnh khác ở Việt Nam, việc xây dựng một lộ trình kinh tế tuần hoàn cụ thể thì vẫn chưa được hiện thực hoá. Trong trường hợp này, chúng ta nên tiếp tục xây dựng hướng dẫn và giải pháp cho các tỉnh đang trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2021-2026.

“Ở các đô thị, thành phố, chúng ta cũng thấy vai trò quan trọng của giao thông vận tải xanh, đặc biệt là với sự gia tăng của các loại xe điện. Như vậy sẽ đem lại cơ hội di chuyển, giảm thiểu cacbon trong, giảm ô nhiễm không khí cục bộ và cải thiện chất lượng cuộc sống. Chuyển sang các phương tiện cơ điện có thể là một trong những cơ hội lớn nhất để hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang phát thải ròng bằng “0” đồng thời mang lại lợi ích đáng kể cho nền kinh tế và hỗ trợ cho  xã hội”, bà Caitlin Wiesen nhấn mạnh.

THÚC ĐẨY SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ XANH

Theo bà Caitlin Wiesen, UNDP và Bộ Công Thương vừa hoàn thành dự án kéo dài 4 năm về hóa học xanh. Trong đó kết quả nổi bật là hai công ty: Plato về mạ điện ở tỉnh Thái Nguyên và Nishu về sản xuất sơn ở Hà Nam. Dự án đã thí điểm thành công, cùng nhau giúp tiết kiệm 1.134.000 giga juns tương đương 42.000 tấn than, bên cạnh các lợi ích môi trường khác như giảm sử dụng hóa chất độc hại và thải ra môi trường.

“Chúng tôi vừa tổ chức và đang triển khai chương trình tập huấn “Tăng cường năng lực kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp” với sự hỗ trợ tài chính từ phía Đại sứ quán Hà Lan. Chương trình nhằm mục đích truyền đạt kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất và phát triển các mô hình kinh doanh tuần hoàn cho 90 Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội, Huế, và Thành phố Hồ Chí Minh”, bà Caitlin Wiesen thông tin.

Bà Caitlin Wiesen cho rằng, cần thúc đẩy sản xuất năng lượng tái tạo. Chúng ta biết là chi phí năng lượng tái tạo đã giảm đáng kể, giá năng lượng tái tạo đã giảm 89% trong 10 năm qua và năng lượng mặt trời hiện là nguồn cung cấp điện rẻ nhất.

Hình ảnh: Noor Ouarzazate: Tổ hợp điện mặt trời tập trung lớn nhất thế giới (Ảnh cung cấp bởi TS Hà Quang Anh – Giám đốc Trung tâm Bảo vệ tầng ô-dôn và Phát triển kinh tế các-bon thấp)

“Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa, rằng Kinh tế Tuần hoàn là một cơ hội kinh tế cho Việt Nam và việc đầu tư vào hệ thống quản trị, phát triển các thể chế và chính sách mạnh mẽ, thúc đẩy kinh doanh bền vững và giảm dần các ngành công nghiệp gây ô nhiễm khác đi trước sẽ giúp chúng ta thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình”.

Trong khi đó, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo. Chỉ trong vòng 5 năm, Việt Nam đã mở rộng quy mô công suất năng lượng mặt trời từ gần như không có vào năm 2017 lên hơn 16.000 MW vào năm 2022, vượt xa các mục tiêu quốc gia. Việt Nam cũng có tiềm năng điện gió phong phú, đặc biệt là gió ngoài khơi, với hơn 3.200 km bờ biển. Trong hai năm 2022 và 2023, chỉ riêng tại Sóc Trăng dự kiến sẽ có 20 dự án điện gió được lắp đặt.

Việt Nam là điểm đầu tư năng lượng mặt trời “nóng nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Hình ảnh: Tiềm năng phát triển điện mặt trời tại Việt Nam

Việt Nam cũng phải đối mặt với một số thách thức kỹ thuật: hệ thống kết nối và truyền tải; lưới điện hiện tại không đủ công suất để đối phó với sự biến động của việc sản xuất năng lượng tái tạo từ tất cả các trang trại năng lượng mặt trời và gió. Đồng thời, cần đầu tư vào khả năng lưu trữ của năng lượng tái tạo để tích trữ năng lượng, việc sử dụng nguồn năng lượng khác như Hidro thì cũng cần công nghệ mới.

Theo bà Caitlin Wiesen, các chính sách kinh tế tuần hoàn và khí hậu sẽ có ý nghĩa đối với tương lai của việc làm. Một nghiên cứu gần đây của UNDP ở Indonesia cho thấy 75% trong số 4,4 triệu việc làm được tạo ra bằng cách áp dụng các cơ hội tuần hoàn trong bốn lĩnh vực sẽ dành cho phụ nữ.

“Bởi vì các lĩnh vực mang tính truyền thống sử dụng nhiều nam giới hơn (các ngành công nghiệp khai thác, khai khoáng và xây dựng) sẽ bị thay thế. Điều này có nghĩa là chúng ta cần đầu tư đáng kể vào việc giáo dục thế hệ nữ kỹ sư, nữ kiến trúc sư, nhà khoa học nữ và nhà quy hoạch đô thị nữ”, Bà Caitlin Wiesen nhấn mạnh.

Bài viết liên quan

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài viết mới nhất